IT Solution Theme

Xây dựng chiến lược phát triển

Tại sao cần xây dựng chiến lược?

Các doanh nghiệp hiện nay đang kinh doanh và cạnh tranh trong một môi trường toàn cầu hóa đầy biến động đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển phù hợp để khai thác một cách có hiệu quả những cơ hội và xử lý thỏa đáng với những thách thức đang đặt ra để bảo đảm đạt tới hiệu quả cao và sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp cần phải trả lời được các câu hỏi: những cơ hội nào nên được theo đuổi? những lĩnh vực mới nào nên được đầu tư, phát triển? làm gì để có thể tận dụng và khai thác có hiệu quả những nguồn lực hiện có của công ty? làm gì để công ty có thể phát triển được những năng lực cạnh tranh bền vững trong các lĩnh vực hoạt động của mình và tạo ra sự cộng hưởng trong sự phát triển của toàn bộ tổ chức?



Để có kinh doanh hiệu quả và phát triển trường tồn, Doanh nghiệp cần có một CHIẾN LƯỢC đúng đắn, là nền tảng vững chắc khi hoạch định các bộ phận chức năng như Marketing, Nhân sự, Tài chính, Công nghệ thông tin, R&D,... nhằm đạt mục tiêu trong điều kiện thực tế của Doanh nghiệp.

Khi nào cần tư vấn xây dựng chiến lược?


  • Muốn thay đổi định hướng hoặc kết cấu kinh doanh; chuẩn bị đầu tư mới hay rút khỏi một ngành nghề, sản phẩm hay một dịch vụ.
  • Mua bán, sáp nhập hay liên kết với các Doanh nghiệp
  • Doanh số suy giảm liên tục và sản phẩm không cạnh tranh được.
  • Lập kế hoạch thực hiện và ngân sách cho các bộ phận trong Doanh nghiệp.
  • Đầu tư cho Xây dựng thương hiệu.

Các câu hỏi cần trả lời



Những cơ hội và thách thức trong giai đoạn phát triển mới của công ty là gì ? những cơ hội nào của môi trường kinh doanh sẽ được khai thác, tận dụng? Những cơ hội nào thì không? Những định hướng chiến lược cho công ty và từng thành viên của nó nên như thế nào để có thể khai thác được những cơ hội của môi trường, hóa giải được những thách thức, và tận dụng được những năng lực của công ty?

Đứng trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh, liệu có nên điều chỉnh tuyên bố về Tầm nhìn, Sứ mạng và các Giá trị cốt lõi của công ty hay không? Nếu có thì cụ thể cần bổ sung, sửa đổi cụ thể gì? Với tầm nhìn đã xác định thì Chiến lược phát triển nào là phù hợp cho công ty và các đơn vị thành viên?

Năng lực cốt lõi của công ty và từng đơn vị thành viên là gì? Làm gì để có thể xây dựng và phát triển những năng lực cốt lõi của công ty và từng đơn vị thành viên để tạo thành năng lực cạnh tranh bền vững từ đó đảm bảo sự cạnh tranh thắng lợi và sự phát triển bền vững của công ty cũng như từng đơn vị thành viên?

Chiến lược phát triển của công ty sẽ được thể hiện trong chiến lược của các đơn vị thành viên như thế nào? Làm gì và làm thế nào để tạo ra một sự cộng hưởng trong toàn cCông ty, giữa các đơn vị trực thuộc? Làm gì và làm thế nào để có thể bảo đảm tính năng động, nhạy bén, và phản ứng nhanh với nhu cầu khách hàng đồng thời phải bảo đảm tính hiệu suất trong hoạt động kinh doanh để có thể thực sự thỏa mãn lợi ích của các nhân vật hữu quan cũng như đối mặt với cạnh tranh?

Các bước tiến hành

Bước 1:  Phân tích môi trường của công ty và các đơn vị thành viên từ đó xác định những cơ hội, đe dọa, điểm mạnh và điểm yếu của công ty.

Công cụ được sử dụng trong quá trình này là: (1) Phân tích môi trường bên ngoài được thực hiện với công cụ Rà soát môi trường (Environment Scanning) kết hợp với PEST; (2) Phân tích môi trường ngành đươc thực hiện với các công cụ Mô hình Phân tích Cạnh tranh, Ma trận bao phủ (Coverage Matrix), Ma trận hợp tác (Collaboration Matrix); (3) Phân tích môi trường bên trong được thực hiện với các công cụ: Mô hình tổ chức tích hợp (Intergrated Ogranizational Model), Mô hình tổ chức tích hợp cho việc thực hiện tuyệt hảo. Gắn liền với nó là những lý thuyết về phân tích môi trường của công ty.

Kết quả của bước này sẽ là (1) sự hiểu biết của những người tham gia về lý thuyết phân tích môi trường; (2) sự hiểu biết của những người tham gia về môi trường hiện tại và tương lai của Tổng Công ty; (3) Dự thảo về Ma trận SWOT; (4) phát triển năng lực của các thành viên trong việc phân tích môi trường của tổ chức để nhận dạng những cơ hội, đe dọa, điểm mạnh và điểm yếu của công ty.

Bước 2: Thống nhất Tầm nhìn, Sứ mạng, và các Giá trị cốt lõi cũng như các Năng lực Cốt lõi (core competencies) của công ty.

Công cụ được sử dụng trong quá trình này là thảo luận toàn thể với các kết quả của các bước trước đây khi đặt vào một bối cảnh tổng thể.

Kết quả của bước này sẽ là sự nhất trí về Tầm nhìn, Sứ mạng, và các Giá trị cốt lõi của công ty. Bản nháp về Tầm nhìn, Sứ mạng, và các Giá trị cốt lõi các năng lực cốt lõi của công ty.

Bước 3: Hình thành định hướng các chiến lược phát triển có thể có cho công ty và đi đến khẳng định chiến lược phát triển.

Công cụ được sử dụng trong quá trình này là: Strategy Framework; Phân tích quan hệ Nỗ lực-Hiệu quả (Efforts-Effect Analysis); Phát triển các phương án chiến lược (Strategic Choices).

Kết quả của bước này sẽ là (1) dự thảo các phương án chiến lược cho công ty; (2) phát triển năng lực của các thành viên tham gia trong việc phát triển các chọn lựa chiến lược.

Bước 4: Cụ thể hóa các mục tiêu phát triển thành các kế hoạch hành động.

Công cụ được sử dụng trong quá trình này là: LogFrame và Business Excellence Framework.

Kết quả của bước này sẽ là (1) dự thảo các phương án chiến lược cho công ty; (2) phát triển năng lực của các thành viên tham gia trong việc sử dụng các công cụ phát triển các chọn lựa chiến lược.



Kết quả tư vấn


  • Tổng hợp các phân tích: Cơ hội và Thách thức từ môi trường bên ngoài; Thế mạnh và Điểm yếu bên trong Doanh nghiệp.
  • Xác định phương án chiến lược và mục tiêu chiến lược theo từng giai đoạn.
  • Bản tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp.
  • Xác định định vị chiến lược và hoạch định phát triển thương hiệu trong chiến lược công ty.
  • Xác định những hoạt động trọng tâm cho các bộ phận chức năng như Marketing, Nhân sự, Công nghệ thông tin, R&D, Tài chính,.. để hiện thực hóa chiến lược.
  • Các phương án chiến lược cạnh tranh với từng lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm.
  • Xác định lợi thế cạnh tranh và căn cứ cho khác biệt hóa để xây dựng thương hiệu.

Phạm vi và chi phí

Xây dựng chiến lược sẽ do hai bên thỏa thuận dựa trên tình hình thực tiễn đội ngũ nhân sự, quy mô của tổ chức và mục tiêu của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện dự án có thể kéo dài từ 3 tháng đến 5 tháng, tùy thuộc vào thực trạng và mục tiêu của doanh nghiệp.

Chi phí: Căn cứ vào số giờ làm việc của chuyên gia theo phạm vi công việc và yêu cầu của dự án hai bên đã thỏa thuận.