IT Solution Theme
- Trang chủ
- Học làm SẾP – 9 bí quyết làm sếp để nhân viên tâm phục
Học làm SẾP – 9 bí quyết làm sếp để nhân viên tâm phục
Học làm SẾP – 9 bí quyết làm sếp để nhân viên tâm phục
Từ xưa đến nay để trở thành một người sếp giỏi, nhân viên nể phục và lắng nghe không phải là điều dễ dàng. Vậy làm sao để thu phục được người tài, khiến họ không chỉ làm việc vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thích, kính phục, để họ “bảo gì cũng nghe”.
Nếu bạn chưa có câu trả lời một cách thấu đáo, hãy tham khảo lời khuyên sau để giữ vững sự tôn trọng tin tưởng và lòng trung thành của nhân viên đối với bạn.
1. Lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên
Nếu bạn chưa có câu trả lời một cách thấu đáo, hãy tham khảo lời khuyên sau để giữ vững sự tôn trọng tin tưởng và lòng trung thành của nhân viên đối với bạn.
1. Lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên
Là người lãnh đạo thành công là những người biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ không chỉ thấy những lời khuyên trung thực,thẳng thắn, những góp ý, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là một phương châm động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Một vị sếp dù có tài giỏi đến mấy cũng không thể làm hết phần việc của một tập thể mà phải biết dành thời gian để lắng nghe những đóng góp của nhân viên mặc dù là tốt hay không tốt. Để từ đó, có thể tận dụng được thế mạnh của từng nhân viên để giao việc phù hợp hơn. Một điều chắc chắn là lắng nghe ý kiến của nhân viên không bao giờ là thừa. Đó là cách tốt nhất phá bỏ rào cản giữa cấp trên và cấp dưới và có thêm động lực cho nhân viên làm việc, hơn nữa họ cảm nhận được sự tôn trọng.
2. Giao phó công việc phù hợp với từng năng lực nhân viên
Một vị sếp dù có tài giỏi đến mấy cũng không thể làm hết phần việc của một tập thể. Mà phải biết dành đó, bạn phải thực sự là một vị sếp luôn sát sao từng nhân viên của mình, đánh giá được năng lực, sở trường của họ. Thì khi đó, bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không phải e ngại họ không làm được việc hay công việc đưa ra quá sức đối với họ. Tránh trường hợp cách cư xử, thái độ tiêu cực của bạn mỗi khi nhân viên không theo kịp tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của nhân viên. Khi bạn càng tỏ ra thất vọng trước những nỗ lực của họ, họ sẽ cảm thấy bức xúc và không được tôn trọng.
3. Biết chia sẻ và gần gũi với nhân viên
Mặc cho công việc bận rộn mức nào đi chăng nữa, người lãnh đạo cần thường xuyên gặp gỡ và thăm hỏi tất cả nhân viên của mình, động viên và khuyến khích các nhân viên đang ở trong thời điểm căng thẳng nhất của công việc. Việc làm này sẽ tạo ra sự khích lệ rất lớn cho nhân viên.
Trở thành một nhà lãnh đạo không đồng nghĩa với việc bạn tách mình ra khỏi tập thể. Những giây phút ngồi lại cùng nhau thư giãn và chia sẻ với mọi người sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách giữa sếp và nhân viên, ngoài ra, đây cũng là lúc bạn hiểu rõ thêm về những người “kề vai sát cánh” với mình bấy lâu nay. Tuy nhiên, cũng không nên quá thân thiết với một cá nhân dưới quyền nào đó để tránh mang tiếng “thiên vị”.
Một vị sếp giỏi là người dễ thảo luận, giải quyết mọi vấn đề, kể cả những tin đồn không hay về họ. Để nhân viên hiểu rõ về bạn và không có cuộc bàn tán đằng sau thì việc lắng nghe và trao đổi thẳng thắn sẽ có hiệu quả cao.
4. Hãy tôn trọng và công bằng với mọi nhân viên
Trở thành một nhà lãnh đạo không đồng nghĩa với việc bạn tách mình ra khỏi tập thể. Những giây phút ngồi lại cùng nhau thư giãn và chia sẻ với mọi người sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách giữa sếp và nhân viên, ngoài ra, đây cũng là lúc bạn hiểu rõ thêm về những người “kề vai sát cánh” với mình bấy lâu nay. Tuy nhiên, cũng không nên quá thân thiết với một cá nhân dưới quyền nào đó để tránh mang tiếng “thiên vị”.
Một vị sếp giỏi là người dễ thảo luận, giải quyết mọi vấn đề, kể cả những tin đồn không hay về họ. Để nhân viên hiểu rõ về bạn và không có cuộc bàn tán đằng sau thì việc lắng nghe và trao đổi thẳng thắn sẽ có hiệu quả cao.
4. Hãy tôn trọng và công bằng với mọi nhân viên
Để trở thành một nhà lãnh đạo được nhiều nhân viên bạn cần đặt đức tính này lên hàng đầu. Điều này không có nghĩa là tất cả mọi người đều được đối xử như nhau, mà nghĩa là các chế độ khen thưởng, xử phạt đều phải rõ ràng và công tâm. Không nên tỏ thái độ ưu ái người này, ghét bỏ người kia. Đối với những cá nhân xuất sắc, có đóng góp thành tích cho công ty, hãy công bố giải thưởng trước toàn bộ nhân viên khác, để họ cố gắng phấn đấu. Ngược lại, với những nhân viên vi phạm nội quy, gây mất uy tín của công ty, hãy nêu lên để mọi người tránh mắc phải sai lầm đó nữa.
Là người lãnh đạo cần phải sống chân thật, liêm chính và đối xử công bằng với mọi người xung quanh. Nếu người quản lý làm việc không tốt và không chịu thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của mình và tìm cách khắc phục thì họ sẽ tự làm mất đi sự tôn trọng của nhân viên.
5. Đặt mình vào vị trí nhân viên
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Hãy đặt mình vào vị trí của cấp dưới và tự hỏi, nếu sếp bạn cũng có tính cách và lối ứng xử y như hệt bạn, nếu sếp bạn cũng đòi hỏi cao, cứ buộc bạn phải nghe theo lời sếp hay giả sử sếp bạn cứ hay công khai phê bình bạn ở giữa tập thể liệu bạn có còn động lực làm việc hay không? Liệu bạn có nuôi tư tưởng “chống đối” trong đầu? hay bất cần với mọi việc. Khi bạn đã thật sự hiểu được những điều nhân viên bạn đang cảm nhận, bạn sẽ có cách thay đổi hành vi thích hợp. “Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử”
Nhân viên khó bảo không hiếm, nhưng “minh quân” không phải thời nào cũng có. “Cai trị” một “vương quốc” tuy khó mà dễ, chỉ cần sếp lưu ý trong đường lối quản lý và cách cư xử sao cho hợp lý hợp tình, việc “thu phục lòng dân” hẳn không còn là chuyện khó.
6. Có khiếu hài hước
Nhà quản lý giỏi là người biết cách làm cho nhân viên cảm thấy vui vẻ và thoải mái mỗi khi công việc quá tải. Sử dụng óc hài hước để tạo tiếng cười, giảm căng thẳng và cũng là tạo sự gần gũi giữa mọi người.
7. Tạo dựng nền văn hóa nơi làm việc
Đối với mỗi nhân viên, mối quan hệ nhóm làm việc và mối quan hệ giữa lãnh đạo,quản lý và cấp dưới giúp gia tăng sự trung thành của nhân viên. Bạn hãy tạo cho công ty mình một nền văn hóa thân thiện cởi mở và hợp tác. Các cá nhân có thể phân thứ bậc trong công việc, nhưng ngoài đời thường, tất cả là những người bạn. Quan tâm tới hoàn cảnh gia đình, sở thích cá nhân hay những vấn đề nhân viên gặp phải là những cách thức vô cùng hữu ích giúp mọi người hiểu và thông cảm cho nhau, dễ dàng kết nối và hợp tác trong công việc hơn.
8. Xây dựng một hình mẫu của chính mình
Là lãnh đạo, nhưng bạn cũng là con người bình thường như bao người khác, sẽ có lúc bạn nóng giận mà mắc sai sót trong việc ra quyết định hay trong cách quản lý nhân viên. Điều đó không quan trọng bằng việc, bạn hãy cố gắng đi theo hình mẫu mà bạn đã cố gắng xây dựng nên. Hạn chế những sai lầm không đáng có, hãy là hình mẫu lãnh đạo lý tưởng của chính bạn và của toàn bộ đội ngũ nhân viên. Bạn sẽ dễ dàng lấy được sự tin tưởng, tôn trọng và trung thành từ phía họ.
Bạn hãy tự đặt ra câu hỏi cho riêng mình “Liệu nhân viên đã thực sự nhìn mình với ánh mắt tôn trọng, nể phục nhưng vẫn có sự thân thiện, gần gũi chưa?”. Nếu câu trả lời là “Có” có nghĩa là bạn đã là người lãnh đạo tốt, còn nếu không, bạn cần nỗ lực nhiều hơn nữa để xây dựng hình ảnh tốt cho bản thân.
9. Không ngừng trau dồi học hỏi
Nghề nhân sự là công việc cần nhiều kinh nghiệm. Để trở thành một nhà lãnh đạo được nhân viên nể phục không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn luyện. Hãy chứng tỏ cho mọi người thấy rằng bạn không chỉ là một vị sếp có đủ năng lực mà bạn còn là một nhà lãnh đạo thu phục được lòng người.
Mỗi một ngày qua là một thay đổi, dù có học bao nhiêu cũng không đủ. Học – học nữa – học mãi và học ở mọi nơi là điều bạn cần phải luôn tâm niệm nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Thông qua việc không ngừng học hỏi, bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để theo kịp những thay đổi của thời đại, của sức ép cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Chúc bạn thành công!